Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Tường Lâm chúc tết Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân
Theo ông Trần Đình Trường, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Quảng Ngãi, tháp nước (còn được gọi là là thủy đài) cao gần 30 mét, được khởi công xây dựng từ năm 1959 và đưa vào sử dụng vào năm 1963. Tháp nước gồm hai phần là thân tháp đỡ và bể chứa nước. Công trình này mang kiến trúc Á Đông. Phần đỉnh tháp có chóp nhọn, mái lợp ngói âm dương và các đầu đao giả nhô ra như mái đình, chùa. Trải qua hơn 60 năm, tháp nước nằm ở trung tâm TP.Quảng Ngãi vẫn sừng sững như chứng nhân lịch sử của bao thăng trầm ở vùng đất này. Tháp nước cũng là biểu tượng thân thương với nhiều thế hệ người Quảng Ngãi.M.U tung đòn quyết định để thôn tính linh hồn tuyến giữa của Real Madrid
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Phần mềm gián điệp nào khiến Apple phát cảnh báo khẩn?
Chiều 25.2, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng (Trưởng đoàn kiểm tra) và Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì hội nghị công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư.Theo quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được công bố, nội dung kiểm tra bao gồm việc thực hiện tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới; tổ chức thực hiện Chỉ thị 35 về đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 57 về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và thực hiện Kết luận 123 của T.Ư Đảng về bổ sung mục tiêu tăng trưởng 2025 trên 8%.Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng, Trưởng đoàn kiểm tra, cho biết nội dung của đoàn kiểm tra là đánh giá kết quả thực hiện trong quán triệt và tổ chức thực hiện trên thực tế của các cấp ủy đảng với 4 nhiệm vụ rất quan trọng.Theo ông Lê Minh Hưng, đây là nét mới trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. "Việc kiểm tra được tiến hành ngay sau khi T.Ư Đảng, Bộ Chính trị ra nghị quyết, để đánh giá việc quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện như thế nào ngay từ khi mới ban hành chứ không đợi sau này mới sơ kết, tổng kết", ông Hưng nhấn mạnh.Trưởng ban Tổ chức T.Ư cũng nhấn mạnh, việc kiểm tra đặt trong bối cảnh các tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức vừa thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy còn giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm bắt khó khăn, vướng mắc nảy sinh để kịp thời chỉ đạo, xử lý, giúp bộ máy hoạt động thông suốt; cùng đó phát hiện cách làm hay, mô hình tốt để nhân rộng.Với nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy, ông Lê Minh Hưng cho biết, tại Kết luận 126 mới đây, Bộ Chính trị yêu cầu Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư phải hoàn thành kiện toàn nhân sự, quyết định thành lập, cơ cấu tổ chức đảng đảng ủy trực thuộc, cơ quan tham mưu giúp việc của các đảng ủy mới thành lập và cơ quan tham mưu, giúp việc của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc.Cùng đó, phải rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc. Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng về trực thuộc T.Ư MTTQ Việt Nam, đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan."Đi kèm với đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức thì phải đề xuất sửa đổi văn bản pháp luật, kể cả một số văn bản pháp luật rất quan trọng, như Hiến pháp và văn bản có liên quan", ông Lê Minh Hưng nhấn mạnh, và đề nghị Đảng ủy MTTQ nghiên cứu, đóng góp ý kiến về vấn đề này.Theo ông Hưng, việc triển khai đúng tinh thần "vừa chạy, vừa xếp hàng", làm kỹ lưỡng, cẩn trọng nhưng phải nhanh. "Theo Kết luận 126 thì bộ máy chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện như thế nào, đi kèm với việc đó là các tổ chức chính trị xã hội từ T.Ư đến địa phương sắp xếp lại ra sao? Các tổ chức đảng tới đây sắp xếp thế nào?", ông Lê Minh Hưng cho biết và nói đây là vấn đề đang phải nghiên cứu nhanh để báo cáo T.Ư, vì T.Ư Đảng có thể họp trước tháng 5. Với đề án bổ sung mục tiêu tăng trưởng 2025 trên 8%, ông Lê Minh Hưng cũng đề nghị Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư tham gia huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phòng, chống lãng phí để đạt được mục tiêu T.Ư đề ra.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Giải chạy S-Race dành cho học sinh, sinh viên về với Hải Phòng
Truyền thông Đài Loan đưa tin, sáng 18.2, diễn viên Vương Đại Lục bị bắt giữ tại nhà riêng ở Đài Bắc vì nghi ngờ trốn nghĩa vụ quân sự. Toàn bộ quá trình này kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Các điều tra viên thu giữ tài liệu có liên quan trước khi đưa tài tử 9X đến Văn phòng công tố Tân Bắc để thẩm vấn thêm vào buổi chiều. Theo Ettoday, sau khi nộp 150.000 Đài tệ (hơn 116 triệu đồng) tiền bảo lãnh, sao nam này rời văn phòng công tố trong sự bủa vây của đông đảo phóng viên. Tuy nhiên, nam nghệ sĩ giữ im lặng trước những câu hỏi của giới truyền thông và rời đi mà không đưa ra bất cứ tuyên bố hay lời xin lỗi nào.Theo thông tin Ettoday đăng tải, sao phim Our Times đã chi 1 triệu Đài tệ (gần 780 triệu đồng) để thuê một nhóm "chuyên gia" giúp lên kế hoạch làm giả giấy tờ rằng anh có bệnh về tim nhằm trốn nghĩa vụ quân sự. Được biết, ngoài ngôi sao 33 tuổi, 7 nghi phạm khác cũng đang bị điều tra vì trốn nghĩa vụ quân sự, trong đó có 3 nghi phạm khác bị bắt giữ vì cáo buộc làm giả hồ sơ bệnh án. Sau khi thông tin Vương Đại Lục bị bắt nổ ra, quá trình học tập của nam diễn viên trở thành đề tài gây bàn luận sôi nổi. Nam diễn viên này từng học phổ thông ở Đài Bắc nhưng người cha thấy anh không hứng thú với việc học nên đã gửi sang học ở trường quân sự tại Mỹ. Tuy nhiên, nghệ sĩ này thừa nhận môi trường huấn luyện nghiêm ngặt vượt quá sức chịu đựng của mình. Trong một lần về Đài Loan nghỉ hè, anh vô tình được một người tìm kiếm tài năng phát hiện và mở đường vào làng giải trí. Sau khi bắt đầu sự nghiệp diễn xuất, sao nam 9X quyết định không quay lại xứ cờ hoa. Nam nghệ sĩ từng công khai mình tốt nghiệp một trường trung cấp nghề sau đó có thông tin anh đăng ký học trường Học viện Công nghệ và Quản lý Đạo Giang. Khi được người hâm mộ hỏi về vấn đề nhập ngũ, Vương Đại Lục trả lời: "Tôi sẽ nhập ngũ sau khi tốt nghiệp". Sao phim Nụ hôn đầu hiếm khi đi học nhưng không bị đuổi học, từ đó làm dấy lên nghi vấn lợi dụng chuyện học hành để trì hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Chuyện Vương Đại Lục không đi học vẫn được tuyên dương, hưởng đặc quyền từ nhà trường từng gây tranh cãi hồi 2015. Vào thời điểm đó, người đại diện của sao nam xứ Đài phản hồi: "Học tập và nghĩa vụ quân sự đều là quá trình cần thiết để mọi nam giới trưởng thành. Diễn xuất là công việc anh ấy yêu thích. Công ty đã cố gắng hỗ trợ để mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Hơn nữa, trước đây anh ấy cũng từng học trường quân sự vì vậy không có gì phải trốn tránh".Sau khi Vương Đại Lục bị bắt giữ, một quan chức địa phương tiết lộ với Ettoday rằng theo Luật Nghĩa vụ quân sự, thời hạn hoãn nghĩa vụ quân sự với nam là 33 tuổi và họ có thể hoãn nghĩa vụ với một số lý do, trong đó có lý do đi học. Tuy nhiên, Vương Đại Lục giờ đã 33 tuổi vì vậy nam diễn viên đã được thông báo sắp xếp nhập ngũ.Vương Đại Lục sinh năm 1991 tại Đài Loan, anh gia nhập làng giải trí từ năm 2008. Hồi 2015, nam diễn viên gây tiếng vang nhờ vai diễn trong phim Our Times (Thời đại thiếu nữ của tôi) đóng cùng Tống Vân Hoa, Trần Kiều Ân, Ngôn Thừa Húc… Tài tử cũng ghi dấu ấn qua nhiều tác phẩm khác như: Thiết đạo phi hổ, Nụ hôn đầu, Ma thổi đèn: Mục dã quỷ sự, Lang điện hạ…